, ,

Thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì cho sức khỏe?

Biên tập ngày

Thiền là một khái niệm không còn xa lạ ngày nay, nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu được bản chất thực của thiền. Vậy thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì cho sức khỏe? Hãy cùng Thienca.vn tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

 

Thiền là gì?

Từ trước đến nay, khi nhắc đến thiền, nhiều người thường nghĩ ngay đến một phương pháp tu tập của Phật giáo. Tuy nhiên, thực tế là thiền đã có trước cả khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Thiền có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại, nó không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn có trong nhiều tôn giáo khác như Kitô giáo, Đạo giáo, Jaina giáo…

Thiền là gì? Thiền định là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thiền, ví dụ như trong Phật giáo, thiền dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Trong yoga, thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Chính vì vậy nên trong yoga, thiền còn được gọi là Dhyana có nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.

Hoặc theo từ điển Cambridge, thiền định là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất và được dùng như một hành động tôn giáo hoặc một phương tiện để giúp lấy lại sự bình tĩnh và làm thư giãn cơ thể. Một định nghĩa khác lại cho rằng, thiền định là bất cứ hành động nào nhằm giữ sự chú ý một cách thoải mái vào giây phút hiện tại. Khi tâm an tịnh và chú ý vào giây phút hiện tại thì ta sẽ không còn có các phản ứng đối với các sự việc quá khứ hoặc tương lai, mà các sự việc trong quá khứ và tương lai là hai nguyên nhân chính đưa đến căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Nhìn chung, dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu để cảm nhận được sự bình an sâu thẳm.

Thiền cũng được chia thành nhiều loại hình khác nhau như thiền định, thiền quán… Trong đó, thiền định (samadhi) là phương pháp phổ thông nhất, thường được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể nào đó để làm dịu tâm trí, phát triển sự chú tâm và tĩnh lặng. Thông thường, khi nhắc đến thiền một cách chung chung thì tức là chúng ta đang nhắc đến thiền định.

Ngồi thiền có tác dụng gì?

Cuộc sống bộn bề nhiều lo toan khiến con người thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, mất tập trung… Bởi vậy, không khó hiểu khi hiện nay, rất nhiều người đã và đang tìm đến thiền như một cách giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Vậy ngồi thiền có tác dụng gì?

Những tác dụng mà thiền đem lại cho con người là rất đa dạng, một số tác dụng nổi bật mà chúng ta có thể kể đến đó là:

  • Giải tỏa căng thẳng, giảm stress: Nhiều nghiên cứu của các trường đại học nổi tiếng thế giới đã chỉ ra rằng thiền thường xuyên có khả năng làm giảm mật độ chất xám ở các vùng não liên quan đến lo lắng và căng thẳng. Vì vậy, thực hành thiền sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề về cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, cải thiện chứng rối loạn lo âu và giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Những người tập thiền thường xuyên thường có xu hướng yêu đời, suy nghĩ tích cực, an nhiên hơn so với những người không tập. Xem thêm: Nhạc thiền tịnh tâm an nhiên tự tại, thư giãn, tăng cường trí lực, thể lực.
  • Giảm buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ: Một số nghiên cứu của Mỹ đã cho thấy ngồi thiền thường xuyên có tác dụng làm giảm tình trạng buồn ngủ mà vẫn giữ được sự tập trung cao độ. Điều này có được có thể là do việc tập thiền sẽ giúp ngủ ngon hơn. Không những vậy, thiền còn giúp tăng cường trí nhớ bởi nó kiểm soát được sự căng thẳng và stress – yếu tố hàng đầu gây nên mất tập trung và suy giảm trí nhớ. Tham khảo: Nhạc thiền yoga tĩnh tâm, thư giãn, nhạc thiền yoga dễ ngủ.
  • Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh tim mạch: Trong quá trình ngồi thiền, cơ thể bạn sẽ cần ít oxy hơn, do đó tim sẽ đập ít hơn, đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống. Thiền cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở những người bị bệnh tim, làm tăng kháng thể và giúp hệ miễn dịch phản ứng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.
  • Giảm đau: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thiền có tác dụng giảm đau đầu tuyệt vời hơn cả morphine, một giờ tập thiền có thể làm giảm đến 40% cường độ đau và giảm cảm giác khó chịu do đau tới 57%.

  • Cải thiện chứng tăng động: Trong một số nghiên cứu với các bệnh nhân là người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, người ta nhận thấy rằng thiền định đã giúp nhóm người này giảm được tính hiếu động, bốc đồng và cải thiện được kỹ năng “hành động có ý thức”.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ mà bạn tiêu thụ oxy. Trong khi đó, quá trình ngồi thiền khiến cơ thể bạn điều chỉnh lại hô hấp, nạp ít oxy hơn. Chính vì vậy những người thường xuyên ngồi thiền sẽ có ngoại hình trẻ hơn khá nhiều so với tuổi thật.

Có thể nói, thiền định đem lại nhiều tác dụng tích cực cho con người, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Chính vì thế, hiện nay, rất nhiều người đã bắt đầu tự thực hành thiền tại nhà để cải thiện sức khỏe, sắc đẹp cũng như thanh lọc tinh thần và tâm trí. Vậy việc ngồi thiền tại nhà cần lưu ý những gì?

Những điều cần lưu ý khi tập ngồi thiền tại nhà

Điều quan trọng nhất khi tự ngồi thiền tại nhà là bạn cần phải giữ đúng tư thế, lưng phải thẳng. Nếu bạn ngồi thiền trên ghế thì tốt nhất là đừng dựa vào ghế và hãy ngồi thật ngay ngắn. Điều này giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và cho phép bạn tập trung vào thiền định dễ dàng hơn.

Trong quá trình thiền, bạn có thể nhắm mắt hoặc mở mắt bởi dù thế nào thì mục tiêu cuối cùng của quá trình thiền là để luyện khả năng tập trung. Nếu bạn thấy mình tập trung vào hơi thở tốt hơn khi nhắm mắt thì tốt nhất là bạn nên nhắm mắt. Còn nếu thấy mệt mỏi và ngủ gà ngủ gật mỗi khi nhắm mắt thì hãy cố gắng mở hé mắt và nhẹ nhàng tập trung nhìn vào không gian trên sàn nhà trước mặt.

Ngồi thiền 10 phút mỗi ngày tốt hơn nhiều lần so với việc ngồi 60 phút trong một ngày duy nhất trong tuần nên dù bận rộn thế nào thì bạn cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian dành ra vài phút cho thiền mỗi ngày nhé! Ngoài ra, bạn nên bắt đầu thiền trong khoảng thời gian ngắn khoảng 5 phút để làm quen dần sau đó mới tăng dần thời gian lên khi thấy thoải mái với phương pháp này. Nếu vừa làm quen mà bạn đã cố thiền trong 30 phút ngay từ đầu thì chắc rằng bạn sẽ thấy khá bực bội và nản chí.

Nên chọn những không gian yên tĩnh để luyện tập bởi nếu xung quanh có ít yếu tố gây phân tâm thì bạn sẽ tập trung tốt hơn và khiến quá trình thiền trở nên hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra, khoảng thời gian tốt nhất để bạn luyện tập thiền định thường là vào buổi sáng sớm bởi đây là khoảng thời gian cơ thể vừa được thư giãn sau giấc ngủ, bạn sẽ có ít suy nghĩ khiến bản thân bị phân tâm hơn.

Khi ngồi thiền, bạn nên tránh mặc trang phục bó sát. Hãy chọn những trang phục bạn thường mặc để tập thể dục hoặc đi ngủ, những loại quần áo dễ thở, thoáng mát được xem là lựa chọn sáng suốt nhất.

Ngồi thiền luôn là khó khăn với người mới bắt đầu, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài và người tập phải có tinh thần vững vàng. Ngoài ra để có thể tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể tìm một người thầy để được hướng dẫn cách ngồi thiền sao cho hiệu quả nhất. Với những người có các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, hoang tưởng, hoặc thường xuyên suy nghĩ tiêu cực thì tuyệt đối không được tự học thiền tại nhà.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu thiền là gì cũng như những tác dụng mà thiền đem lại cho con người. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì bạn hãy chia sẻ cho những người xung quanh và đừng quên truy cập Thienca.vn thường xuyên để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

CỘNG ĐỒNG THIỀN CA VIỆT NAM
  • Địa chỉ: Tầng 3, 174C Đội Cấn, Hà Nội
  • Hotline: 090 888 5999
  • Website: www.thienca.vn
  • Fanpage: Thiền Ca Việt Nam
  • Nhóm: Cộng đồng Thiền Ca Việt Nam
  • Nhóm Zalo: Tham gia tại ĐÂY